Ngữ điệu luôn là yếu tố mà bất cứ một bạn học sinh nào cũng đau đầu, phát âm tiếng anh sao cho chuẩn, sao cho hay, lên giọng xuống giọng thế nào để không bị “quê”, rồi thì làm thế nào nói hay được như “con nhà người ta”.
Ngữ điệu lên xuống khi phát âm Julia is beautiful
Tất cả sẽ được bật mí trong 10 bí quyết dưới đây để bạn có thể biến ngữ điệu tiếng anh của bạn như những người bản xứ thực thụ.
Mẹo 1 : Câu đơn giản
VD: I’m Vietnamese / It is a tree from Ha Noi city.
Những câu đơn giản sẽ thường xuống giọng khi kết thúc câu
Mẹo 2 : Câu hỏi mở đầu bằng Wh như what, who, why , when, where, whose, whom, …và How
VD: What is this/ How do you know
Những câu hỏi này đều có đặc điểm xuống giọng ở cuối câu.
Mẹo 3: Yes/ No
VD: Do you know where am I from? Are you clear?
Những câu hỏi trả lời YES/NO đều lên giọng ở cuối câu
Mẹo 4: Câu liệt kê:
VD: I love to read, to sing and to give comments.
( Đoạn gạch chân thì các bạn lên giọng)
Lên giọng những từ liệt kê trong câu và cuối câu thì xuống giọng .
Mẹo 5: Câu chọn lựa
VD: Would you love me, her or him?
( Đoạn gạch chân thì bạn lên giọng và xuống giọng cuối câu )
Với các câu hỏi đưa ra tình huống cho người nghe lựa chọn, bạn xuống giọng ở cuối câu.
Mẹo 6: Câu hỏi ở đuôi
1. Âm cuối câu xuống khi bạn khẳng định điều gì và mong đợi sự đồng tình từ người nghe
VD: It’s so sexy, isn’t it? ( Xuống giọng ở đoạn gạch chân)
2. Lên giọng khi kết thúc câu nếu bạn muốn xác định điều mình hỏi là đúng hay sai ?
VD: You are a Tom, aren’t you? ( Tom xuống, you lên )
Yes, I am
No, I am a Richar
Mẹo 7: Câu lập lại
Câu hỏi lặp lại được sử dụng khi bạn không hiểu, không nghe rõ hoặc chỉ đơn giản là mẹo để tìm cách dừng lại và nghĩ câu trả lời.
VD:Do you have a girlfriend?
Chắc chắn là sẽ lên giọng rồi nhé.
Mẹo 8: Câu cảm thán
VD: Hana, What a beautiful smile you have!
Đối với những câu cảm thán bạn nên xuống giọng trừ trường hợp bạn muốn chế nhạo thì hãy lên giọng.
Mẹo 9: Trong các đoạn
Trong 1 câu, từ có thể bị bỏ qua mà thường người nói chỉ tập trung nhấn manh từ chinh:
- Từ nhấn mạnh : sở hữu đại từ ( Mine, Yours…), nghi vấn từ ( who…), chỉ thị đại từ – không có danh từ đi theo ( That, This…), danh động tính trạng từ
- Đọc lướt: trợ đồng từ ( do, have…), mạo từ, to be ( am, is…), động từ khiếm khuyết ( can, must…), sở hữu tính từ ( my, your), đại từ nhân xưng ( I, you…), , giới từ ( to, from, in…), chỉ thị tính từ ( this, that, these, those), liên từ ( and, but, or…).
Mẹo 10: Cảm xúc của người nói
Mỗi ngữ cảnh , tình huống khác nhau, bạn sẽ phải nhấn mạnh những câu từ khác nhau như ví dụ dưới đây:
- “The film is pretty GOOD.”
Khi nhấn mạnh vào từ Good thì thực sự người nói muốn khẳng định bộ phim hay.
- “The film is PRETTY good.”
Nhưng nếu họ nhấn mạnh vào từ Pretty thì không hẳn vậy, có thể là họ không thích bộ phim lắm.